Visa kỹ năng đặc định tokutei ginou

Phí “kỹ năng đặc định”… bao nhiêu thì hợp lý? Mọi người hy vọng qua tháng 10, Việt Nam sẽ triển khai cụ thể chương trình kỹ năng đặc định để giải tỏa nỗi mong đợi từ người đi và kẻ ôm nguồn.
Nhiều em hỏi tôi nhưng tôi cũng đã từng trả lời, tôi không là chính phủ để giải đáp được các thắc mắc của mấy em; có điều tôi nhận được từ một bạn làm trong ngành phái cử, gởi cho bản hướng dẫn triển khai phái cử kỹ năng đặc định vừa mới trôi nổi trên mạng, do Cục quản lý lao động nước ngoài “phổ biến nội bộ”, có nghĩa là chưa chính thức. Mà chưa chính thức thì không có gì là bảo đảm. Tuy nhiên, tham khảo sơ qua thì thấy có một số vấn đề về chi phí khá ăn khớp với phía Nhật. Có lẽ văn bản này ở mức độ tham khảo nơi các công ty phái cử nên không có số quyết định, ngày ký cũng như chữ ký. Do đó, chỉ xin được đề cập tới vấn đề quan tâm nhất đối với việc đi lao động kỹ năng đặc định, đó là chi phí. Vấn đề mà tôi nghĩ, người lao động phải biết để đừng bị dắt mũi.
Văn bản hướng dẫn khá cụ thể về chi phí cho 2 đối tượng: Lao động mới đi lần đầu và lao động có thời gian thực tập 3 năm ở Nhật. Ở đối tượng sau, chia thành 2 trường hợp: một đã về nước và một vẫn đang làm việc tại Nhật.
1. Đối tượng lao động chưa đi Nhật làm việc bao giờ: Phải có N4 tiếng Nhật và đậu bằng nghề kỹ năng.
-Công ty tuyển dụng Nhật Bản sẽ phải trả cho cơ quan đào tạo và phái cử của VN (có giấy phép làm tokutei) ít nhất 1000 dollars (11vạn Yen) đào tạo và 1800 dollars phí phái cử trả 1 lần. Tổng cộng là 2800 dollars (30 vạn yen)
-Người lao động khi có visa đi thì phải trả cho công ty phái cử khoảng 2 tháng lương, trên dưới 4000 dollars (40 vạn Yen). Như vậy công ty phái cử thu được khoảng trên dưới 7000 dollars/ 1 người và 1 lần.
Đối với công ty Nhật, số tiền 30 vạn Yen, thường là số tiền họ phải trả phí giới thiệu cho công ty haken (môi giới lao động) khi tìm một ứng viên cho họ và trúng tuyển. Do đó, phí đào tạo và phái cử trả cho VN không phải là vấn đề. Còn mức 2 tháng lương thu từ người lao động là con số mà VN sẽ phải giải trình cho cục quản lý xuất nhập cảnh NB, bao gồm những chi phí gì. Nếu hợp lý thì Cục xuất nhập cảnh sẽ chấp nhận.
Vấn đề ở đây là khi bỏ tiền, phía Nhật có quyền đòi hỏi quyền lợi tương ứng với số tiền đó. Do đó các em nghe lời dụ ngọt đăng ký đi Tokutei ở các trung tâm mà trình độ của mình không đáp ứng được yêu cầu của họ, sẽ khó mà đi được. Thử đặt mình vào vị trí của người giám đốc đi tuyển công nhân xem, họ phải tìm người làm được việc cho họ, chứ không phải VN giới thiệu ai, họ sẽ nhận người đó. Hãy tự lượng sức mình, khả năng tiếng và yêu cầu năng suất gấp 2 , gấp 3 lao động tại VN.
2. Đối tượng đã đi Nhật 3 năm, hoàn thành chương trình TTS
-Đối với TTS về nước: -Theo văn bản thì “Riêng đối với lao động là thực tập sinh đã hoàn thành chương trình TTKN (Thực tập kỹ năng) 2, 3; đủ điều kiện tiếp nhận và không phải đào tạo thay đổi ngành nghề, công ty phái cử KHÔNG ĐƯỢC THU TIỀN PHÍ DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG MÀ CHỈ ĐƯỢC NHẬN TIỀN PHÍ PHÁI CỬ TỪ NHẬT BẢN.
Như vậy công ty tuyển dụng chỉ trả phí phái cử ít nhất là 1800 dollars / 1 người và trả 1 lần (không trả chi phí đào tạo).
-Ở đây tôi xin lưu ý các em Thực tập sinh hoàn thành 3 năm thực tập mà chưa thi bằng chuyên môn, thì khả năng đi lại của các em sẽ thấp nếu không đi lại đúng công ty vì cục quản lý XNC đòi bảng đánh giá có con dấu của công ty và nghiệp đoàn cũ. Tôi xem qua bảng đánh giá này thì thấy, -chỉ trừ khi họ cần TTS đó trở lại làm việc thì họ sẽ chứng, còn xin để đi một công ty khác thì họ sẽ không để mắt mà chứng cho đâu vì thiết lập bảng đánh giá này mất khá nhiều thì giờ. (Đương nhiên những công ty tốt họ sẽ giúp bạn nhưng hiếm lắm).
-Đối tượng TTS còn đang làm: tuyển trực tiếp, không mất phí (Nếu có thì cũng chỉ là một con số tượng trưng khi thiếp lập bản danh sách đệ trình cho bộ phận quản lý lao động của đại sứ quán chứng nhận).
-Nếu là giám đốc, tôi sẽ tuyển đối tượng nào? Không cần trả lời, người đọc có thể hiểu ngay. Thực tập sinh đã hoàn thành 3 năm về nước (hoặc đang làm ở Nhật). Ít ra đối tượng này đã có nhiều kinh nghiệm trong hãng xưởng, không phải mất thêm thời gian đào tạo sau khi qua Nhật. Và phí thì thấp hơn so với đối tượng 1.
Tất cả chỉ là trên lý thuyết. Nếu thực hiện đúng như vậy thì tôi nghĩ là hợp lý. Nhưng thực tế lại khác xa nhiều lắm phải không các bạn.
Hy vọng qua tháng 10 sẽ có văn bản hướng dẫn chính thức, nhưng tôi nghĩ, tới khi công bố công ty phái cử được chỉ định làm Tokutei (Kỹ năng đặc biệt) thì chắc phải mất thêm dăm ba tháng.
Riêng một số bạn cựu TTS được công ty cũ làm visa đặc định để qua lại trong thời gian này thì Nhật Bản vẫn xuống COE (Giấy chứng nhận tư cách) mặc dù nhỏ giọt. Và chúng ta vẫn có thể đi nộp trực tiếp ở lãnh sự quán T.P.HCM hay qua đại lý chỉ định khi nộp cho đại sứ quán tại Hà Nội. Tình hình đã có vẻ khả quan hơn sau loạt bài viết về Tokutei trước đây của tôi.
visa đặc định
Hướng dẫn visa đặc định của cục DOLAB
visa đặc định tokutei ginou
visa đặc định tokutei ginou

Cho đến hiện tại thì phía chính phủ việ nam đã có hướng dẫn 1 chút về visa đặc định.
Thật ra văn bản dự thảo đã rò rỉ trên mạng từ gần 2 tháng trước kèm theo cả những hướng dẫn cụ thể về chi phí mà tôi đã có bài viết.

Cái mới của thông tư ký ngày 29-10 này là tất cả các doanh nghiệp được Bộ lao động thương binh xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động nước ngoài có hợp đồng với đối tác Nhật Bản đều có thể tham gia chương trình phái cử lao động kỹ năng đặc định.

Tuy nhiên các doanh nghiệp đó phải thông báo bằng văn bản cho Cục quản lý lao động ngoài nước; cục sẽ giới thiệu với các cơ quan chức năng Nhật Bản, phía Nhật không có vấn đề thì mới tiến hành đăng ký hợp đồng tại cục theo qui định. Và cục chỉ nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp đã đăng ký, được cho phép làm Tokutei -kỹ năng đặc định.
Như vậy các bạn bên VN vẫn phải chờ tới khi có công ty phái cử được phép, có lẽ phải tới đầu tháng 3 hay 4 sang năm.
Còn các bạn ở Nhật thì vẫn có thể tiến hành nộp hồ sơ nếu đủ điều kiện của phía Nhật và được Ban quản lý lao động nước ngoài của Đại sứ quán VN thông qua bằng một danh sách do công ty hỗ trợ xin visa tokutei nộp lên.